Ba năm võ tầu không bằng một chầu củ đậu

“Ba năm võ tầu không bằng một chầu củ đậu”, câu nói này hàm ý như so sánh củ đậu chỉ bằng thứ ném đi, như cục gạch cục đá. Cũng không rõ được nguồn gốc của câu nói này có từ đâu. Nhưng củ đậu tuyệt nhiên không phải chỉ là thứ ném đi mà bản thân cũng mang nhiều giá trị dù rất dân dã.

Cây củ đậu còn gọi là củ sắng, mãn phăo (Lào – Vientian), krăsang (Campuchia), sắn nước (miền Nam Việt Nam). Cây có tên khoa học là Pachyrhizus erosus thuộc họ Cánh bướm, cây cho rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc cần chú ý khi sử dụng.

Mô tả cây 

Cây củ đậu là một loại cây leo, có rễ củ hình con quay lớn. Lá kép gồm 3 lá chét, mỏng, lá có hình dáng hơi giống quả trám. Hoa màu tím nhạt, khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không cuống, dàu khoảng 12cm, rộng khoảng 12mm, ở khe các hạt hơi lõm xuống. Trong quả có khoảng 9 hạt, đường kính chừng 7mm, hình thấu kính. Hạt cứng khó giã nhỏ.

Ở nước ta, cây được trồng khắp các vùng miền, vùng đồng bằng cũng như miền núi, rễ củ dùng làm đồ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Hạt thường thu hoạch vào tháng 11 – 12 hàng năm.

 

 

hat-va-hoa-cua-cay-cu-dau
                           Hạt và hoa của cây củ đậu

Thành phần

Trong rễ củ (củ đậu) sau khi đã bóc vỏ có tới 90% nước, 2,4% tinh bột, 4,51% đường glucoza, 1,46% protid, 0,39% chất vô cơ, không có chất béo, không có tanin; có men Peroxydaza, amylaza và photphataza.

Trong hạt củ đậu có 12,27% độ ẩm, 20,13% chất béo, 30,61% protid, 4,8% tanin, 5,85% tinh bột, 3,25% đường glucoza, 0,56 đến 1,01% chất độc rotenon và tephrosin; trong lá cũng có các chất độc như trong hạt.

Cách dùng củ đậu, hạt cây 

Rễ củ đậu không độc, được dùng ăn sống hoặc xào nấu chín. Nước ép củ đậu thoa mặt để làm đẹp da, da dẻ trở nên mịn màng, không bị khô nẻ, đặc biệt thích hợp phụ nữ tiền mãn kinh.

Lá và hạt có độc, đặc biệt là độc với cá và loài nhai lại. Một số nơi dùng 1kg hạt giã nhỏ thêm nước xà phòng và 200 lít nước để làm thuốc diệt sâu bọ hại rau củ. Nhân dân ta vẫn dùng hạt củ đậu gĩa nhỏ trộn mỡ heo nướng chảy để chữa bệnh ngoài da.

Theo Đông y, Củ đậu tính mát, vị ngọt, quy kinh Phế Vị tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giải độc, có thể ứng dụng mà chế biến thành món ăn giải khát vô cùng hữu ích.

Làm món nộm giải nhiệt đơn giản tại nhà

Chuẩn bị: 400-500gr củ đậu, 1 quả dưa chuột, 1 củ cà rốt, rau mùi ta (ngó rí), tỏi, chanh, ớt, giấm, đường, nước mắm, bột canh, lạc khoảng 100gr

Sơ chế thái con chì các loại rau củ đã chuẩn bị, rau thơm thái nhỏ, rang lạc vàng sau đó giã dập.

Pha nước nắm trộn nộm: 1 thìa canh nước mắm + 1 thìa canh giấm + 2 thìa cà phê đường + tỏi băm + ớt băm. Pha tất cả với nhau, khuấy tan.

Cho cà rốt, dưa chuột, củ đậu vào bát to, trộn với 1 thìa cà phê bột canh, để khoảng 10 phút sau đó cho nước mắm chua ngọt vào trộn đều. Để khoảng 10 – 15 phút cho các loại gia vị ngấm hoàn toàn. Cuối cùng rắc lạc rang và rau thơm lên trên, khi ăn trộn thật đều, món nộm sẽ thơm ngon hơn.

 

 

Cách làm nộm dưa chuột giòn ngon không ra nước! - YouTube

 

Món ăn giải độc rượu dễ làm

Dùng củ đậu trộn với đường cát ăn. Sử dụng thường xuyên có tác dụng giải độc rượu rất tốt đối với những người nghiện rượu, nhiễm độc rượu mạn tính

Cây củ đậu vốn bình dị, dân dã mà gần gũi với mọi miền, là thức quà giản đơn lại ngọt mát, phù hợp cho những ngày nóng nực cũng như hanh khô, thật đúng là “Ba năm võ tầu không bằng một chầu củ đậu”!

Tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS.Đỗ Tất Lợi

Hãy nhận xét nội dung của tôi !

%d bloggers like this: