Trinh nữ hoàng cung từ câu chuyện đến thực tế

Câu chuyện về cây thuốc Trinh nữ Hoàng cung

Nhắc đến tên Trinh nữ Hoàng cung chắc hẳn mọi người không còn quá xa lạ. Đây là 1 loại thảo dược nổi tiếng với rất nhiều câu chuyện xoay quanh vị thuốc kỳ diệu này.

Cây Trinh nữ hoàng cung trong truyền thuyết

Hãy bắt đầu từ tên gọi, loại thảo dược mang tên ” Trinh nữ hoàng cung” bởi từng được dùng để điều trị cho rất nhiều cô gái trinh nữ ở chốn cung cấm. Thời xưa vua chúa năm thê bảy thiếp, cung tần, tỳ nữ vô số kể, có người được sủng hạnh, có người thì vẫn chịu kiếp phòng đơn gối chiếc, tâm trạng trở nên u uất, sầu bi. Phụ nữ sầu bi thường dễ sinh bệnh. 

Theo tài liệu cổ chép lại, vị thuốc mà các thầy thuốc thường dùng cho các nữ tử chốn cung cấm chính là Trinh nữ Hoàng cung – chuyên dùng cho các trinh nữ. Vấn đề chủ yếu của các cô gái chốn cung cấm là rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt không đều (một trong những triệu chứng của u xơ tử cung). Sau này khi khoa học phát triển, y học cũng tiến bộ hơn, nhiều nghiên cứu cùng các số liệu cụ thể được công bố, người ta biết rằng cây thuốc Trinh nữ Hoàng cung còn đem lại vô số giá trị y học tuyệt vời khác. 

Cây trinh nữ hoàng cung

 

Cây Trinh nữ hoàng cung dưới góc nhìn hiện đại

Một số bệnh lý có đáp ứng tốt với điều trị từ chiết xuất lá cây Trinh nữ Hoàng cung có thể kể đến như: U xơ tử cung, u xơ tuyến vú, u xơ tiền liệt tuyến, ức chế tế bào gây ung thư phổi. Ngoài ra có thể điều trị bệnh viêm khớp, viêm phế quản, dị ứng…

Kinh nghiệm điều trị u xơ tử cung (đau bụng dưới, có thể rong kinh, rong huyết, ra máu âm đạo…).

  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Hạ khô thảo 20g, rễ Cỏ xước 12g, Hoàng cầm 8g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bệnh u xơ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị - Bệnh u xơ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng & điều trịU xơ tử cung

Kinh nghiệm điều trị u xơ tuyến tiền liệt (tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt ở người cao tuổi).

  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, hạt Mã đề (Xa tiền tử) 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, rễ Cỏ xước 12g, dây Ruột gà (Ba kích sao muối 10g), Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung và cây Náng hoa trắng

Hiện nay trong nhân dân có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, đặc biệt là cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum  L.), sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó phải phân biệt rõ cây Trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại Việt Nam.

  • Lá tươi: Cây trinh nữ hoàng cung có lá mỏng và có màu xanh nhạt hơn cây náng – Cây náng có lá to dầy và màu xanh đậm.
  • Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng (Do tinh dầu của cây) – Lá cây náng khi phơi khô không có mùi thơm mà có mùi ngai ngái.
  • Củ: Củ trinh nữ hoàng cung mà trắng hình cầu tròn – Củ cây náng hình bầu dục và có màu đỏ nhạt
  • Hoa: Hoa tinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, hoa náng có màu trắng

Xã hội hiện đại hơn, y học cũng theo đà phát triển, nên việc nghiên cứu chiết xuất từ dược liệu tự nhiên cũng ngày càng có nhiều cơ hội mở rộng. Tuy nhiên khi sử dụng bất cứ dạng thuốc hay thực phẩm chức năng nào, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ để vừa phát huy được hiệu quả của sản phẩm vừa đảm bảo sức khỏe của bản thân người dùng.

Hãy nhận xét nội dung của tôi !

%d bloggers like this: