Vệ sinh vùng kín đúng cách để bảo vệ sức khỏe

ve-sinh-vung-kin-dung-cach-de-bao-ve-suc-khoe

Vùng kín (Bộ phận sinh dục nữ) vốn là bộ phận nhạy cảm, luôn tồn tại những hệ vi sinh vật sống cộng sinh. Vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ thay đổi sự cân bằng của hệ vi sinh vật. Số lượng vi sinh vật có lợi giảm đi đồng thời số lượng vi sinh vật có hại tăng lên đột biến. Chính sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật ở vùng kín tạo điều kiện cho các loại khuẩn nấm phát triển và gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Để đảm bảo “cô bé” của bạn luôn khỏe mạnh hãy lưu ý những điểm dưới đây.

Hãy vệ sinh tay của bạn sạch trước khi vệ sinh vùng kín

Sinh hoạt hằng ngày sẽ khiến đôi bàn tay tiếp xúc rất nhiều đồ dùng, vật dụng. Đây chính là cơ hội cho các loại vi sinh vật có thể bám trên bề mặt. Chính vì thế đây cũng là vị trí mà cần vệ sinh thật kỹ trước khi vệ sinh vùng kín. Đảm bảo không đưa vi khuẩn gây bệnh đến vùng kín gián tiếp.

ve-sinh-vung-kin-dung-cach-de-bao-ve-suc-khoe‎
Đảm bảo vệ sinh tay trước khi vệ sinh vùng sinh dục

Tránh việc dùng các dụng cụ thụt rửa 

Rất nhiều chị em thường lựa chọn các dụng cụ thụt rửa để vệ sinh vùng kín với mong muốn sẽ loại sạch khuẩn cho “cô bé”. Thực tế âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên do nồng độ axit trong môi trường âm đạo có thể kiểm soát vi khuẩn một cách tự nhiên, do đó các chị em chỉ cần vệ sinh với nước ấm và xà phòng chứa ít chất tẩy là đủ giúp âm đạo luôn sạch sẽ.

Thụt rửa âm đạo thường xuyên sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Việc thụt rửa vô tình làm mất các vi khuẩn có lợi trong âm đạo, đồng thời đưa những vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào, tạo thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh. 

Vùng âm đạo của nữ giới tương đối ngắn chỉ từ 4 -6 cm, niêm mạc rất mỏng manh. Các dụng cụ thụt rửa sẽ làm nước chảy một chiều, đôi khi không thể sạch mà ngược lại còn làm ứ đọng thêm dịch bẩn bên trong. Khi vệ sinh chỉ nên để nước chảy nhẹ nhàng ở bên ngoài làm sạch.

Tránh việc dùng các dụng cụ thụt rửa
Thụt rửa âm đạo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa

Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp

Theo sinh lý cơ thể nữ giới, vùng âm đạo vốn có độ pH acid vừa phải, nghĩa là nằm trong khoảng 3,8 – 4,5. Tuy nhiên, có sự thay đổi về độ pH bình thường của âm đạo dựa vào từng giai đoạn sống. Độ pH âm đạo cao – trên 4,5 – cung cấp môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây bệnh phát triển làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy khi lựa chọn sản phẩm vệ sinh, nên chú ý đến khuyến cáo độ pH của sản phẩm để bảo toàn môi trường sinh lý vốn có của vùng kín, giúp vùng kín luôn khỏe mạnh.

ve-sinh-vung-kin-dung-cach-de-bao-ve-suc-khoe
Độ pH âm đạo bình thường có tính acid

Vệ sinh vùng kín trong ngày “đèn đỏ”

Giai đoạn hành kinh là giai đoạn mà độ pH âm đạo có sự thay đổi, độ pH tăng cao hơn, nghĩa là tính kiềm hơn. Điều này tạo ra môi trường yêu thích cho rất nhiều vi sinh vật có hại phát triển. Chính vì vậy việc vệ sinh vùng kín càng nên được chú ý hơn.

Vào những ngày đang có kinh nguyệt, có thể rửa vùng sinh dục nữ nhiều lần nhưng lưu ý chỉ dùng nước sạch, không lạm dụng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh. Tiếp đó cần rửa vùng đáy chậu (vùng giữa bộ phận sinh dục và hậu môn), sau đó rửa hậu môn và khe mông. Luôn luôn rửa từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.

Để có “cô bé” luôn khỏe mạnh không những cần thực hiện vệ sinh vùng kín chuẩn khoa học, mà còn cần theo dõi thường xuyên dịch vùng kín. Nếu có những biểu hiện bất thường của dịch vùng kín, bạn cần đi khám bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn và điều trị sớm.

 

Hãy nhận xét nội dung của tôi !

%d bloggers like this: